Rối loạn tiền đình không chỉ ám ảnh người bệnh với các triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu mà còn nguy hiểm đến tính mạng vì dễ té ngã, đột quỵ. Tìm cho mình cách xử lý bệnh hiệu quả, ngăn tái phát là mong muốn của nhiều người. Bài viết này sẽ giúp người bệnh tìm được phương pháp điều trị.
Rối loạn tiền đình theo quan niệm y học cổ truyền và hiện đại
Tiền đình thuộc hệ thống thần kinh giúp duy trì sự thăng bằng trong hoạt động của cơ thể, chuyển động của mắt. Dây thần kinh số 8 đóng vai trò truyền dẫn thông tin từ não bộ đến tiền đình (nằm ở phía sau ốc tai). Hệ thống tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các chuyển động cơ thể để giữ thăng bằng.
Rối loạn tiền đình là khi bộ phận tiền đình không còn giữ được chức năng đảm bảo sự thăng bằng cho cơ thể và dẫn đến các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn và nôn, mất ngủ, đau đầu, chân tay tê bì, đổ mồ hôi, mệt mỏi, người bệnh không giữ được thăng bằng dễ té ngã, ngất xỉu, giảm thị lực. Tiền đình trung ương và ngoại biên là 2 thể cơ bản.
Theo thống kê, có khoảng 90% người dân gặp các chứng hoa mắt, chóng mặt một hoặc nhiều lần. 35% người bệnh trong độ tuổi trên 40 phải trải qua các cơn rối loạn tiền đình. 80% người trên 65 tuổi bị chóng mặt thường xuyên và trong số đó có 50% là do mắc rối loạn tiền đình. Biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng này là té ngã dẫn tới chấn thương, tai biến, đột quỵ và tử vong.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình theo y học hiện đại là do những tổn thương từ dây thần kinh số 8 cản trở quá trình truyền dẫn thông tin từ não đến tiền đình. Hoặc do hệ thống tiền đình bị thoái hóa, động mạch tiền đình tắc nghẽn, viêm tai giữa, thiếu máu não, bệnh lý huyết áp thấp, căng thẳng, ô nhiễm môi trường và tiếng ồn…
Theo Y học cổ truyền, bệnh này thuộc chứng “huyễn vựng” hoa mắt và chóng mặt. Theo Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác – Ông tổ nghề y là danh y nổi tiếng thế kỷ 18, huyễn vựng do khí huyết hư, tinh huyết bị tổn thương, ngoại cảm tà khí. Rối loạn tiền đình được chia thành các thể phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Đồng thời, huyễn vựng có liên quan đến sự suy yếu của tạng phủ, trong đó quan trọng nhất là do can chủ nộ, can khí uất.
Phương pháp trị liệu
Vì vậy để xử lý tiền đình hiệu quả, Hội châm cứu sử dụng thuật châm cứu và bấm huyệt kết hợp phương pháp sử dụng thảo dược Đông y lành tính để hỗ trợ điều trị hiệu quả từ gốc là lựa chọn của đông đảo người bệnh tiền đình hiện nay. Châm cứu và bấm huyệt tác động trực tiếp lên các huyệt vị trên cơ thể, kích thích hệ thần kinh trung ương và nội tạng giúp điều hòa khí huyết, lưu thông kinh lạc, giảm chóng mặt, hoa mắt, ù tai và các triệu chứng kèm theo.
Thảo dược Đông y với những vị thuốc quý như Bạch truật, Cam thảo, Xuyên khung, Phục linh, Đậu khấu... được sử dụng nhằm tăng cường tuần hoàn máu não, ổn định huyết áp, giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Những vị thuốc này đều là thảo dược lành tính, an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Đối với trường hợp rối loạn tiền đình nặng, cần phải điều trị đồng bộ bằng nhiều phương pháp khác như vật lý trị liệu, tập phục hồi chức năng, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để ngăn ngừa tái phát, đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Với ưu điểm an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, phương pháp kết hợp châm cứu, bấm huyệt và thảo dược Đông y đang được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn để điều trị rối loạn tiền đình một cách hiệu quả, toàn diện. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.